Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Những điều cần biết khi cắm ghép Implant

Cấy ghép nha khoa (dental implant) giúp phục hồi, cải thiện chức năng và thẩm mỹ của bộ máy nhai với sự can thiệp xâm lấn tối thiểu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

* Lịch sử cắm ghép nha khoa

Vật liệu cấy ghép (implants) nói chung và cấy ghép nha khoa (dental implant = implant nha khoa) là thuật ngữ dùng để chỉ thủ thuật đưa một vật ngoại lai vào cơ thể để thay thế một bộ phận nào đó của cơ thể bị mất hoặc hư hỏng.
Ngay từ những năm 600 ở Ấn Độ người ta đã biết dùng vỏ sò biển để cấy ghép nha khoa hay người Trung Quốc cũng đã dùng tre để làm vật liệu cấy ghép. Tuy nhiên, mãi đến năm 1952, giáo sư người Thụy Điển Per Ingvar Branemark là người đã dày công nghiên cứu hơn 15 năm về titanium để làm vật liệu cấy ghép nha khoa và áp dụng thành công ca đầu tiên vào năm 1965. Chính vì thành tựu khoa học này mà ông được xem là cha đẻ của cấy ghép nha khoa hiện đại.
Tại Việt Nam, ca implant đầu tiên được cấy ghép trên một bệnh nhân nam vào năm 1994.

* Bất lợi của Implant nha khoa

Với những ưu điểm nổi bật như trên nên implant ngày càng được chỉ định rộng rãi. Tuy nhiên, có một số bất lợi gây cản trở cho việc áp dụng thủ thuật này đó là chi phí đầu tư trang thiết bị và chi phí điều trị hiện còn rất cao (ở nước ngoài, giá thành khoảng 3 ngàn USD/đơn vị; tại Việt Nam khoảng 800-1.000 USD/đơn vị tùy hãng); cần phải có khoảng thời gian điều trị khá dài (từ 4 tháng trở lên); cần can thiệp bằng phẫu thuật, do đó chỉ định có phần nghiêm ngặt ở những bệnh nhân có biểu hiện bệnh toàn thân hoặc tại chỗ (tim mạch, huyết áp, tiểu đường, nha chu viêm, nghiện thuốc lá, đang xạ trị bệnh ung thư, loãng xương, nghiến răng…).   

* Những điều cần lưu ý khi cấy ghép

Đối với những người có đủ điều kiện về tài chính, sức khỏe tổng quát, có nhu cầu cấy ghép nha khoa cũng cần tham khảo kỹ địa chỉ mình được tư vấn trước khi quyết định cấy ghép. Đó là cơ sở phải đảm bảo có phòng cắm ghép đạt tiêu chuẩn vô trùng tuyệt đối của một phòng tiểu phẫu; có đủ trang thiết bị tối thiểu để thực hiện thủ thuật; bác sĩ thực hiện thủ thuật phải có chứng chỉ và kinh nghiệm về thực hành cấy ghép implant; có quá trình tư vấn điều trị và các bước chuẩn bị (khám tổng quát, xét nghiệm, phim X-quang, phim CT. scanner, kế hoạch điều trị,…) kỹ lưỡng; có một ê-kíp phối hợp làm việc ăn ý, chuyên nghiệp.