Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Những loại răng sứ hiện nay

Những hàm răng sỉn màu, vàng ố hay là những hàm răng bị nhiễm màu tetra… đây là những bệnh răng miệng gây mất thẩm mỹ nhất hiện nay, làm cho nhiều người không còn tự tin để có thể khoe nụ cười của chính mình. Nhưng các bạn không cần phải quá lo lắng chỉ cần làm răng sứ sẽ có thể giúp bạn lấy lại vẽ đẹp cho hàm răng của bạn.
Răng sứ là vật liệu được cấu tạo bên trong là sườn kim loại hoặc sứ, bên ngoài được phủ bởi lớp sứ giúp cho chiếc răng của bạn mang tính thẩm mỹ tốt hơn.

Hiện nay tại các trung tâm nha khoa đang sử dụng 2 loại răng sứ phổ biến và được nhiều người lựa chọn là răng sứ kim loại và răng sứ không kim loại.

Với răng sứ kim loại gồm có răng sứ titan, răng sứ thường, đây là loại răng  sứ cũng được khá nhiều người lựa chọn bởi tính năng bền chắc cùng với chi phí rẻ để bạn có thể phục hồi lại chiếc răng của chính mình. Một nhược điểm của nó là không có được độ thẩm mỹ cao, một thời gian sẽ xuất hiện đường viền đen trên nướu, chính vì vậy phương pháp này chỉ được sử dụng cho những trường hợp  phục hình những chiếc răng không thẩm mỹ là tốt nhất.

 Với răng sứ không kim loại gồm răng sứ cercon thì lại hoàn toàn khác biệt với răng sứ kim loại. Răng sứ không kim loại được cấu tạo hoàn toàn bằng sứ, chính vì vậy mà màu sắc của chiếc răng rất trong, rất giống với chiếc răng thật. Chính vì vậy mà phương pháp này thường sử dụng cho những chiếc răng thẩm mỹ như răng cửa. Loại răng sứ này khắc phục được tất cả những nhược điểm của răng sứ kim loại chính vì vậy mà chi phí của phương pháp này khá cao.


Từ đây bạn có thể tự mình có thể quyết định được nên chọn loại răng sứ nào phù hợp với trường hợp mất răng của chính mình.

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Giúp bạn hiểu hơn về quy trình bọc răng sứ

Hiện nay có rất nhiều người muốn điều trị phương pháp bọc răng sứ để có thể lấy lại vẽ đẹp cho hàm răng của mình. Nhưng có rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho phương pháp điều trị này. Trong đó câu hỏi quá trình bọc răng sứ thẩm mỹ như thế nào? Được nhiều người đặt ra. Dưới đây tôi sẽ giúp bạn giải đáp điều này.


Khám răng
Bác sĩ cần kiểm tra thật kỹ tình trạng sứ khỏe răng miệng và vùng nướu của bạn, để bảo đảm tình trạng sức khỏe của bạn thật tốt trước khi bọc răng sứ thẩm mỹ.

Tạo cầu răng
Trước khi bạn bọc răng sứ, bác sĩ sẽ kiểm tra răng thật cho bạn trước khi mài cùi răng để bắt đầu cho quá trình bọc răng sứ. Việc mài răng này không chỉ giúp cho mão sứ bọc lên được chắc chắn hơn mà còn có thể tránh cảm giác cộm cho bệnh nhân khi ăn nhai tốt hơn.

Lấy dấu răng
Sau khi mài cùi răng bác sĩ sẽ cho bệnh nhân lấy dấu răng để chết tạo ra mão răng sứ. Khi đã có khuôn của hàm răng  các bác sĩ sẽ nhờ tới công nghệ kĩ thuật số CAD/CAM scan mọi thông tin về cấu trúc hàm răng của bạn từ màu sắc, hình dạng, tình trạng… tiếp theo sẽ được thể hiện cụ thể dựa trên hình ảnh cụ thể. Tấ cả các dữ liệu trên cũng sẽ được đưa sang kỹ thuật Labo để chế tạo răng sứ phù hợp.


Đeo răng tạm
Trong thời gian chờ đợi làm răng sứ bạn sẽ được bác sĩ cho sử dụng răng tạm. Răng tạm là răng có màu sắc giống như răng thật giúp bạn có thể ăn nhai trong quá trình đợi, thậm chí phục hồi tạm thời nét thẩm mỹ cho hàm răng của bạn. Loại răng tạm này thường hay được làm bằng nhựa cứng.

Bọc mão sứ

Khi đã hoàn thành răng sứ thì phần việc còn lại là rất đơn giản, bác sĩ chỉ cần lắp phần răng sứ lên cùi răng đã được mài sẵn. Chỉ trong vài giờ là bạn có thể ăn uống và sinh hoạt như bình thường.

Quy trình bọc răng sứ tại trung tâm nha khoa

Hiện nay nhiều người đang gặp các tình trạng bệnh khó khăn gây mất thẩm mỹ như: sâu răng, răng sẩm màu, răng thưa,… gây mất thẩm mỹ nhất là đối với những chiếc răng cửa. Khi những người bệnh biết đến răng sứ giúp khôi phục lại nét thẩm mỹ cho hàm răng của mình thì hộ luôn háo hức để có thể được điều trị. Nhưng họ lại lo lắng không biết quy trình bọc răng sứ như thế nào? Để giúp những người bệnh được yên tâm. Sau đây tôi xin giúp thiệu với các bạn 3 giai đoạn cho một ca bọc răng sứ.

Giai đoạn 1:
Bọc răng sứ không phải trường hợp nào cũng sẽ lấy tủy, bác sĩ luôn cân nhắc việc lấy tủy khi làm răng sứ. Chỉ buộc phải lấy tủy khi bạn bị mẻ, vỡ răng quá lớn mà thôi.


Giai đoạn 2:
Khi công đoạn điều trị tủy đã được thực hiện hoàn thành, tiếp đến bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng cho bẹnh nhân đây là cachs mài một lớp mỏng ở bên ngoài những răng đã được chữa tủy trước đó. Bạn không cần phải lo lắng sẽ có một chiếc răng tạm thời cho bạn trong quá trình chờ chiếc răng vĩnh viễn của mình.

Sau khi mài cùi bệnh nhân sẽ được lấy dâu răng ngay. Những thông tin cần thiết cho kỹ thuật răng sứ như hình dáng, màu sắc, vị trí răng, loại răng sứ nào đều được chuẩn bị và ghi chép lại giúp cho bộ phận kỹ thuật labo tiền hành chế tạo răng sứ. Sau khi có đủ dữ liệu thì các kỹ thuật bắt tay vào chế tạo.


 Giai đoạn 3:
Khi răng sứ được chế tạo hoàn tất, bác sĩ sẽ thử trên miệng bệnh nhân trước. Nếu như những yêu cầu kĩ thuật được đáp ứng tốt gồm màu sắc hợp với những chiếc răng kế bên, hình dạng cũng tương đồng, độ khít sát với đường viền nướu,… và được bệnh nhân đồng ý thì bác sĩ sẽ tiến hành gắn chiếc răng sứ lên khi đó sẽ thành chiếc răng vĩnh viễn.



Những bệnh nhân điều trị tại nha khoa hầu hết đều là những người có yên cầu thẩm mỹ về chiếc răng cửa của mình. Tại nha khoa vấn đề bọc răng sứ cho răng cửa luôn được các bác sĩ rất để tâm bởi trường hợp này đòi hỏi độ kỹ thuật cao bác sĩ có nhiều kinh nghiệm để có thể giúp bệnh nhân phục hồi lại vẽ đẹp cho chiếc răng của của mình.

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Một cái nhìn khác về bọc răng sứ thẩm mỹ

Bọc răng sứ là một trong những phương pháp rất tốt để giúp cải thiện hàm răng của mình. Hàm răng có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống, nó mang lại cho bạn thêm sự tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày. Điều bạn cần lưu ý, để có thể có một hàm răng đẹp bạn cần phải chăm sóc răng miệng thật tốt. Nhưng đối với những chiếc răng đang bị sứt mẻ, ngã màu, sâu răng,… thì bọc răng sứ sẽ giúp bạn lấy thêm tự tin trong cả ăn uống nữa.

Khi nào bạn nên bọc răng sứ thẩm mỹ?
- Răng sứ thường có chỉ định sẽ phục hình cho những trường hợp mất 1 răng hay mất nhiều răng thì thường làm cầu răng. Với các trường hợp chân răng đang còn nguyên vẹn nhưng thân răng lại đang có những tổn thương như răng bị xỉn màu, răng bị mẻ hoặc sứt,… với phương pháp phục hình răng sứ tại các nha khoa chắc chắn sẽ làm bạn thoải mái hơn với phương pháp phục hình răng sứ này.
- Với những chiếc răng bị vỡ nhiều và sâu thì buộc bác sĩ sẽ mài nhỏ cùi răng lại sau đó mới chụp răng sứ lên trên phương pháp này gọi là mão sứ.

Bọc răng sứ giá bao nhiêu cho một lần điều trị ?
Trong tất cả các trường hợp mà bệnh nhân muốn bọc răng sứ thẩm mỹ, mục đích lớn nhất của bệnh nhân và bác sĩ là phải phục hình được một cách tốt nhất chức ăn nhai cho hàm răng của bạn. Sau khi bạn điều trị bằng răng sứ thì bạn sẽ có cảm giác thoải mái hơn khi ăn nhai, uống và cả nói chuyện nữa. Có thể sau 1 hay 2 ngày bạn sẽ có cảm giác lạ nhưng rồi bạn sẽ quen thôi. Chi phí cho một chiếc răng thẩm mỹ tùy thuộc vào bạn chọn loại răng sứ nào, trung bình từ 1 – 4.5 triệu.

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Liệu bọc răng sứ có đau không vậy?

Bọc răng sứ có đau không đang vẫn còn phải phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề và kỹ năng của nha sỹ, giống như là các thiết bị máy móc khác nhau nữa.

Khi ta đặt câu hỏi bọc răng sứ có đau không cho các bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bọc răng sứ. Được biết, phương pháp boc rang su hoàn toàn không hề đau. Do trước khi bắt đầu bọc sứ vào trên răng, các nha sỹ sẽ phải mài mòn hết lớp men răng vốn có của nó, đối với quy trình này bạn sẽ được trích một liều thuốc tê giúp bạn giảm bớt cảm giác ê buốt cho bệnh nhân. Quá trình bọc răng sứ thường không cần tốn quá nhiều thời gian vào nó, nhưng điều đặc biệt các tiến trình chuẩn bị sẽ được thực hành kỹ càng để trong quá trình bọc sứ sẽ được bảo đảm chất lượng tốt nhất cho bệnh nhân.



Một nguyên nhân khác đã làm ảnh hưởng đến quy trình bọc răng sứ bị đau không phải phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật, các máy móc hỗ trợ bọc răng sứ của trung tâm nha khoa. Những cảm giác bị đau buốt suốt thời gian thực hiện bọc răng sứ là do: bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc bọc sứ và kỹ thuật mài răng mà dẫn đến mài nhiều lần sẽ gây ra những ảnh hưởng tới tủy răng mài cùi của bệnh nhân; làm khớp cắn phục hình giữa răng sứ và răng khấp khểnh sẽ không có tốt, gây ra cảm giác cộm, khó chịu khi va chạm giữa các răng cùng với nhau; tủy răng không được làm sạch sẽ cũng sẽ làm cho bạn cảm giác đau nhức sau khi đã bọc răng sứ xong.


Hiện nay các phòng khám nha khoa có uy tín đã có rất nhiều những cải tiến tích cực về phương pháp kỹ thuật trong quá trình điều trị, thiết bị lẫn trình độ chuyên môn của đội ngũ nha sỹ cũng được nâng cao, tất cả không nằm ngoài mục đích là mang đến cho bạn một nụ cười sáng chắc mà còn tránh đi được tình trạng lo ngại “làm răng sứ có đau không?” của rất nhiều bệnh nhân lo ngại ngày nay.

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Những điều cần biết khi cắm ghép Implant

Cấy ghép nha khoa (dental implant) giúp phục hồi, cải thiện chức năng và thẩm mỹ của bộ máy nhai với sự can thiệp xâm lấn tối thiểu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

* Lịch sử cắm ghép nha khoa

Vật liệu cấy ghép (implants) nói chung và cấy ghép nha khoa (dental implant = implant nha khoa) là thuật ngữ dùng để chỉ thủ thuật đưa một vật ngoại lai vào cơ thể để thay thế một bộ phận nào đó của cơ thể bị mất hoặc hư hỏng.
Ngay từ những năm 600 ở Ấn Độ người ta đã biết dùng vỏ sò biển để cấy ghép nha khoa hay người Trung Quốc cũng đã dùng tre để làm vật liệu cấy ghép. Tuy nhiên, mãi đến năm 1952, giáo sư người Thụy Điển Per Ingvar Branemark là người đã dày công nghiên cứu hơn 15 năm về titanium để làm vật liệu cấy ghép nha khoa và áp dụng thành công ca đầu tiên vào năm 1965. Chính vì thành tựu khoa học này mà ông được xem là cha đẻ của cấy ghép nha khoa hiện đại.
Tại Việt Nam, ca implant đầu tiên được cấy ghép trên một bệnh nhân nam vào năm 1994.

* Bất lợi của Implant nha khoa

Với những ưu điểm nổi bật như trên nên implant ngày càng được chỉ định rộng rãi. Tuy nhiên, có một số bất lợi gây cản trở cho việc áp dụng thủ thuật này đó là chi phí đầu tư trang thiết bị và chi phí điều trị hiện còn rất cao (ở nước ngoài, giá thành khoảng 3 ngàn USD/đơn vị; tại Việt Nam khoảng 800-1.000 USD/đơn vị tùy hãng); cần phải có khoảng thời gian điều trị khá dài (từ 4 tháng trở lên); cần can thiệp bằng phẫu thuật, do đó chỉ định có phần nghiêm ngặt ở những bệnh nhân có biểu hiện bệnh toàn thân hoặc tại chỗ (tim mạch, huyết áp, tiểu đường, nha chu viêm, nghiện thuốc lá, đang xạ trị bệnh ung thư, loãng xương, nghiến răng…).   

* Những điều cần lưu ý khi cấy ghép

Đối với những người có đủ điều kiện về tài chính, sức khỏe tổng quát, có nhu cầu cấy ghép nha khoa cũng cần tham khảo kỹ địa chỉ mình được tư vấn trước khi quyết định cấy ghép. Đó là cơ sở phải đảm bảo có phòng cắm ghép đạt tiêu chuẩn vô trùng tuyệt đối của một phòng tiểu phẫu; có đủ trang thiết bị tối thiểu để thực hiện thủ thuật; bác sĩ thực hiện thủ thuật phải có chứng chỉ và kinh nghiệm về thực hành cấy ghép implant; có quá trình tư vấn điều trị và các bước chuẩn bị (khám tổng quát, xét nghiệm, phim X-quang, phim CT. scanner, kế hoạch điều trị,…) kỹ lưỡng; có một ê-kíp phối hợp làm việc ăn ý, chuyên nghiệp.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Niềng Răng Nhanh

niền răng nhanhNiềng răng nhanh là mơ ước của nhiều người, nay đã thành hiện thực với mắc cài tốc độ Speed.
Chỉnh hình răng mặt truyền thống có thể mất nhiều thời gian. Đôi khi  là một vài năm. Nhưng nếu bạn là một người lớn đã đầu tư vào một hình ảnh đẹp trong nghề nghiệp, một vài năm là quá dài. Bên cạnh đó, bạn có thể không mong chờ sự nhạy cảm gây ra bởi việc niềng răng định kỳ .
Điều này không có nghĩa là bạn phải từ bỏ ước mơ của bạn có 1 nụ cười đều đặn, hấp dẫn. Mắc cài Speed sẽ niềng răng cho bạn để làm thẳng răng của bạn một cách nhanh chóng và ít nhạy cảm hơn là có thể với mắc cài truyền thống.